Nutraceuticals – Dược thực phẩm
Nutraceuticals (Niu-tra-sơ-ti-cô)– Dược thực phẩm được ghép lại từ “nutrient” nghĩa là “dinh dưỡng thực phẩm” và “pharmaceutical” nghĩa là “thuốc chữa bệnh”. Khái niệm này được đưa ra lần đầu năm 1989 bởi Tiến sĩ Stephen De Felice, người sáng lập Quỹ Đổi mới Y học tại Cranford, New Jersey.
Nghiên cứu mới nhất năm 1999 định nghĩa Nutraceuticals: Là sản phẩm chứa hàm lượng cao các chất tốt cho sức khỏe, được chiết xuất từ một loại thực phẩm tự nhiên. Nói cách khác, thức ăn thường ngày được tinh lọc thành những chất bổ dưỡng có tác dụng tăng cường sức khỏe, được đóng thành hình dạng khác với phải thực phẩm tự nhiên. Các chất bổ dưỡng này trong Dược thực phẩm cao hơn hàm lượng hơn thức ăn tự nhiên bình thường.
Ví dụ: Chúng ta cần Curcumin để phòng chống ung thư, chống viêm, kh.á.n.g khuẩn... Tuy nhiên, để có thể bổ sung một lượng curcumin cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, bạn sẽ phải cần đến… 5,5kg nghệ tươi. Hẳn là chúng ta không thể nào hấp thụ nổi đúng không. Nhưng, để cơ thể dung nạp một lượng curcumin cần thiết cũng cần phải có các vi chất dinh dưỡng khác nữa, và cũng xảy ra một vấn khác nữa là đôi khi cơ thể không tự tổng hợp được một số vi chất dinh dưỡng khác đó mà cần bổ xung từ bên ngoài. Một nutraceutical sẽ làm tất cả những nhiệm vụ đó.
Trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng, Dược thực phẩm thường được coi là Thực phẩm chức năng – functional food. Tuy nhiên trên thực tế, chúng rộng hơn và bao gồm cả functional food. Một nutraceutical được chứng minh có lợi ích về sinh lý hoặc bảo vệ chống lại bệnh mãn tính “. Nutraceuticals gồm dietary supplements (thức ăn bổ sung), fortified foods (thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng), functional foods (thực phẩm chức năng) và medical foods (thực phẩm y tế). Vì vậy, khái niệm chính xác hơn của nutraceuticals là thực phẩm đã qua chế biến đem lại lợi ích cho sức khoẻ hoặc y tế, bao gồm công dụng phòng ngừa và điều trị bệnh. Và:
“Thực phẩm chức năng chỉ là một loại Dược thực phẩm”
VAI TRÒ CỦA NUTRACEUTICALS
TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH SỚM CÁC TRẠNG THÁI TIỀN BỆNH TẬT CỦA CƠ THỂ
(Theo Viện sỹ Yu.P.Gichep và Yu.Iu.Gichep trong ấn phẩm “Hовое руководство по нутриентологии” 4-е изданиие, дополнение, Moscva 2012)
Khi nghiên cứu một cách toàn diện về trạng thái thích nghi của cơ thể như là một quá trình hay trạng thái mà cơ thể có khả năng thíc ứng với biến đổi của môi trường sống xung quanh, người ta phát hiện ra các trạng thái “chuyển tiếp” giữa trạng thái “còn khỏe mạnh” và trạng thái “bị bệnh”. Thể hiện trong sơ đồ bên:
Khả năng giữ được trạng thái thích nghi của cơ thể đối với môi trường là thể hiện mức độ sức khỏe của con người. Tiến dần đến trạng thái mất thích nghi tức là chuyển dần sang trạng thái bệnh tật. Nghĩa là các quá trình bệnh tật dần dần hình thành và phát sinh từ khi kém thích nghi.
Các trạng thái chuyển tiếp từ “khỏe” sang “bệnh” có rất nhiều biểu hiện lâm sàng. Trong y học người ta thống kê có tới 20.000 biểu hiện bệnh lý.
Người xưa theo quan niệm đông y, bệnh tật là cái lá cây thì từ gốc cây đã có biểu hiện. Ví dụ sau:
+ Từ gốc: khoảng 15-20 trạng thái tiền bệnh tật, Đây là các trạng thái chuyển tiếp.
+ Cành to: khoảng 150-200 dấu hiệu về triệu chứng chứng của bệnh lý
+ Cành nhỏ hơn: khoảng 2000 triệu chứng bệnh lý
+ Lá: khoảng 20.000 hình thức biểu hiện bệnh tật
Người Tây tạng cũng kê ra khoảng 400 triệu chứng tổng quát về trạng thái tiền bệnh lý và kinh nghiệm của họ dùng các thảo dược để xử lý chúng.
Theo thống kê, lượng người thuộc “trạng thái chuyển tiếp” giữa “khỏe” và “bệnh” chiếm từ 50-70% dân số. Đây là số lượng người rất cần sử dụng Nutraceuticals để phục hồi sức khỏe.
Dưới đây nêu ra một số trạng thái chuyển tiếp và Nutraceuticals có thể sử dụng để giải quyết vấn đề sức khỏe:
1/ Rối loạn các quá trình thuộc chức năng thích nghi – dùng các chất tăng khả năng thích nghi (adaptogen) cung cấp bố sung năng lượng và bổ dưỡng có nguồn gốc thực vật và động vật
2/ Rối loạn luân chuyển trong vi mạch- dùng các bioflavonoid, các vi chất từ thảo dược có khả năng chống đông, chống vón cục và các loại omega-3 axit béo không bão hòa
3/ Rối loạn khả năng miễn dịch – dùng các tác nhân kích hoạt fagosit (tế bào miễn dịch), tăng tổng hợp các tác nhân điều tiết miễn dịch.
4/ Mất cân bằng vi khoáng chất: Bổ sung các vi khoáng như canxi, magie, selen, kẽm, đồng, iod, sắt vv...
5/ Thiếu chất xơ thực vật: dùng senlulose, pectin, lignin....các chất hấp thụ sinh học như: chitosan, alginat, chitin vv..
6/ Mất cân bằng sự trong sạch môi trường bên trong cơ thể - dùng các nguồn bổ sung enzym (men) từ thực vật, và các nguồn sinh lợi khuẩn, indoil, izothyocinat, flavon, terpen...
7/ Giảm khả năng chống ô xy hóa – cần tăng các vi chất có khản năng chống o xy hóa (antioxidant)
8/ Mất cân bằng vi sinh đường ruột- cung cấp các loại nguồn cung lợi khuẩn, diệp lục, chất xơ thực vật
9/ Mất cân bằng men tiêu hóa – cung cấp men tiêu hóa tự nhiên (nguồn gốc thực và động vật)
10/ Mất cân bằng hóc môn sinh dục: cung cấp các chiết xuất thảo dược như: nhân sâm, cọ lùn, yohimbe, ...các estrogen thực vật, các vitamin A, E kẽm vv...
11/ Rối loạn chuyển hóa chất đường- dùng đường thực vật thay thế glucose ( ví dụ chất xơ thực vật inulin), các chất điều chỉnh hấp thụ và chuyển hóa chất đường: chrome, kẽm, các vitamin B1,B2,B6, E, C vv
12/ Thiếu hụt vitamin và các chất tương tự vitamin - dùng bổ sung các vitamin
13/ Rối loạn tra đổi chất béo - tổ hợp các vi chất dinh dưỡng nhằm điều chỉnh sự thèm ăn, và cảm giác no, tăng cường đôt mỡ, hạn chế tổng hợp mỡ, tăng đào thải mỡ và chất lỏng khỏi cơ thể vv...
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN SỬ DỤNG NUTRACEUTICALS
(Theo Viện sỹ Yu.P.Gichep và Yu.Yu.Gichep trong ấn phẩm “Hовое руководство по нутриентологии” 4-е изданиие, дополнение, Moscva 2012)
Như chúng tôi đã đề cập, Nutraceuticals hầu như trên thực tế không có tác dụng phụ và không có phản ứng gây độc. Người ta đã thử nghiệm lâm sàng thời gian dài với các vitamin B1,B2, B6, E, C, các bioflavonoid, axit lipoic, inozit, indol, kẽm, L-cartinin và các vi chất khác với liều lượng gấp 2 -100 lần so với nhu cầu trung bình hàng ngày, và kết luận không có tác hại hoặc tác dụng phụ gì mặc dù với liều lượng lớn như vậy. Điều đó chứng tỏ Nutraceuticals rất an toàn.
Nutraceuticals được làm từ thực phẩm, thức ăn của con người đã hàng triệu năm trong quá trình tiến hóa được cơ thể người chấp nhận, chúng tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể như những chất tự nhiên. Và các chất từ tự nhiên tham gia vào các chuyển hóa sinh lý hóa của cơ thể người như là các cấu thành tự nhiên không thể thay thế được, cơ thể người cũng không tự tổng hợp được. Các quá trình sinh lý hóa đó sản sinh ra năng lượng, cấu tạo chức năng cơ thể người vv...đảm bảo sự sống liên quan chặt chẽ với môi trường xung quanh.
Trong quá trình sản xuất các Nutraceuticals về công nghệ người ta chỉ chọn lọc các chất an toàn và loại bỏ các chất không an toàn hoặc độc hại.
Vì vậy với liều dùng đã được nhà sản xuất hướng dẫn, dùng Nutraceuticals hoàn toàn vô hại.
Tuy nhiên cũng có vài ngoại lệ mà sử dụng Nutraceuticals cũng cần có liều dùng thích hợp, không dùng quá liều. Ví dụ: kali, sắt, vitamin D, một dạng vitamin A. Lưu ý nhất là đối với phụ nữ mang thai.
Sử dụng Nutraceuticals trong việc phòng và điều trị bệnh những bệnh mãn tính không lây sẽ đạt hiệu quả cao và an toàn nhất!